Những dải ngân hà (hoặc thiên hà) trong vũ trụ bao la này còn biết bao điều bí ẩn. Cùng khám phá nhé! 1. Dải thiên hà Sombrero (vành mũ to)
Dải thiên hà Sombrero (hay còn có tên khác là M104 hoặc NGC4594) là một dải thiên hà xoắn ốc không bị chặn thuộc chòm Xử nữ. Nó có 1 nhân phát sáng, 1 chỗ lồi khá rộng ở tâm rất khác thường và 1 đường rãnh bụi xoắn xuất hiện trên chiếc đĩa dốc nghiêng đó. Rãnh bụi màu tối sậm và chỗ lồi tạo cho dải thiên hà hình dạng của 1 chiếc mũ vành. Dải thiên hà này có tầm lớn rất dễ quan sát (+9.0), và ta dễ dàng thấy được trên kính thiên văn bình thường (không cần phải chuyên dụng). Vì vẻ ngoài của nó có 1 lỗ phình to, 1 chiếc lỗ đen siêu rộng và đường rãnh xoắn bụi bao quanh, nó thực sự lôi cuốn giới thiên văn học. Bạn thấy nó có đẹp không?
2. Thiên hà mắt đen
Đây cũng là 1 dải thiên hà hình xoắn ốc và thuộc chòm Coma Berenices (nó có tên Messier64), là dải thiên hà “mắt đen” rất nổi tiếng hay còn có tên khác là “vẻ đẹp ngủ say”. Nó lôi cuốn nhờ chiếc đai màu tối tuyệt đẹp nằm ẩn trong đám bụi đằng trước vị trí nhân sáng của dải thiên hà. Hơn thế nữa, nó cũng được biết đến nhiều trong giới thiên văn học nghiệp dư vì nó có thể xuất hiện dù bạn chỉ quan sát bằng những chiếc kính thiên văn nhỏ, bình thường.
3. MASX J00482185-2507365 - cặp thiên hà bị che khuất
MASX J00482185-2507365 là 1 cặp thiên hà có hình trôn ốc ở dạng chồng khít lên nhau được phát hiện ở vùng lân cận thuộc dải NGC 253. Cả hai dải thiên hà này đều cách rất xa so với NGC 253.
2 MASX J00482185-2507365 đều nằm ở độ dịch chuyển đo bằng 00,6 (redshift). Cặp thiên hà này rọi sáng những lớp bụi thiên hà nằm trên những nhánh hữu hình của dải thiên hà xoắn ốc. Cho đến nay, quy mô đám bụi nằm trên những ranh giới dạng sao của các nhánh thật sự gây ngạc nhiên với các nhà thiên văn học. Từ đây cũng mở ra 1 phạm vi nghiên cứu mới về thiên hà-vũ trụ.
4. Thiên hà xoáy nước
Được biết đến là Messier 51a, M51a, hay NGC 5194, thiên hà xoáy nước là dải thiên hà trôn ốc tương tác có hình dạng cực kỳ mê ly. Nó tọa lạc ở vị trí cách xấp xỉ 23 triệu năm ánh sáng so với chòm sao Canes Venatici. Và bạn biết không, thiên hà xoáy nước Messier 51a được coi là một trong những thiên hà dạng trôn ốc nổi tiếng nhất bầu trời vũ trụ này đấy! (^^)
Tin vui là dải thiên hà này cũng bầu bạn với NGC 5195, cả hai đều có thể được nhìn thấy rất dễ dàng, thậm chí bằng ống nhòm bình thường thui (bạn nào ham mê mấy cái này thì nhớ về thử xem nhá). Không chỉ thế thôi đâu, thiên hà xoáy nước còn là một mục tiêu nghiên cứu rất được giới khoa học quan tâm, đó là những người muốn hiểu hơn về cấu trúc thiên hà (đặc biệt là cấu trúc liên kết với các nhánh dạng xoắn ốc) và những thiên hà có liên quan, tương tác nhau.
5. Thiên hà tuyệt đẹp NGC 123
Được biết đến với cái tên khoa học là: NGC 123, thiên hà tuyệt đẹp này vượt trội, nổi bật hẳn lên giữa nền trời đang có hàng triệu ngôi sao sáng chói cùng những đám bụi u tối.
Thiên hà quyến rũ này vượt trội bởi những ngôi sao và bụi tối sáng bắt kịp một chỗ dạng nước xoáy hấp dẫn (của) nhánh xoắn ốc quay về trung tâm.
6. Siêu tân tinh 1987A
Vào khoảng 2 thập kỷ trước, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra 1 trong những ngôi sao phát nổ sáng nhất trong khoảng hơn 400 năm: ngôi sao phải chịu một số phận khá bi đát. Ngôi sao này chính là "siêu tân tinh1987A”.
Hình ảnh trên cho thấy toàn bộ vùng bao quanh thiên hà này. Những nét đặc trưng dễ thấy nhất hiện trên bức ảnh là 1 chiếc vòng với cả tá những đốm sáng trong đó. Vụ nổ của các vì sao như đã tháo ra 1 dòng sóng xung kích (hay còn gọi là sóng va chạm) đang bị dội thẳng vào bên trong lớp của chiếc vòng sáng, đốt chúng lên, và khiến cho chúng nóng rực lên.
Chiếc vòng ngoài cách thiên hà bên trong khoảng 1 năm ánh sáng, và hầu như đã bị rụng ra vào khoảng 20,000 năm trước khi nó nổ. Một vài năm tiếp sau, có lẽ toàn bộ chiếc vòng sẽ rực sáng trở lại khi mà nó đã hấp thụ đủ sức mạnh của vụ va chạm. Chiếc vòng rực sáng này được được dự đoán là sẽ đủ sáng để rọi chiếu cho những vùng sao lân cận. Điều này cung cấp thêm các nhà thiên văn học những thông tin mới về việc: làm cách nào 1 ngôi sao có thể tự trục xuất mình ra trước khi vụ nổ xảy ra. Hình ảnh này được chụp lại từ camera Hubble (nguồn này từ NASA, ESA, R. Kirshner; trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian).
7. Thiên hà NGC 1512
Thiên hà xoắn ốc với dạng kẻ sọc này có vị trí cách 30 triệu năm ánh sáng hướng về chòm sao Horologium. Thiên hà NGC 1512 chói sáng đến mức dù nhìn qua kính thiên văn bình thường bạn cũng có thể thấy rõ nó. Khoảng cách của nó vào khoảng 70,000 năm ánh sáng , có kích thước tương đương dải ngân hà của chúng ta. Tâm của dải ngân hà được chú ý bởi (nhóm, tập hợp) vành đai sao nổ tung "quanh hạt nhân", đây là một tập hợp của những ngôi sao trẻ có độ dài 2400 năm ánh sáng. Những vụ nổ sao trong ngân hà " là những hoạt động góp phần hình thành nhưng ngôi sao mới. Điều này có thể thấy rõ ở rất nhiều ở các ngân hà khác.
8. Thiên hà NGC 3370
Thiên hà bụi xoắn ốc NGC 3370 có vị trí cách chòm Leo khoảng 98 triệu năm ánh sáng, vùng trung tâm của nó cho thấy những vành bụi nhỏ và những nhân mờ không rõ ràng bao quanh. Cận cảnh về NGC 3370 đã được kính thiên văn chuyên dụng Hubble chụp lại khi quan sát và đủ rõ nét để nhận biết được những thay đổi của các ngôi sao trong thiên hà.
9. M81
M81 là 1 thiên hà xoắn ốc to và rất đẹp, nằm ở phía Bắc chòm sao Ursa Major, là 1 trong những thiên hà sáng nhất hiện hình trên bầu trời Trái đất. Cận cảnh chi tiết rất tráng lệ, tuyệt mĩ về thiên hà này là những nhân sáng của nó, những nhánh xoắn ốc đẹp mê hồn và những vành bụi khổng lồ bao quanh với lớp vảy ngoài có thể sánh với thiên hà của chúng ta. Theo dấu vết lộn xộn trong quá khứ, một vành bụi rõ rệt chạy thẳng xuyên qua đĩa, ở dưới và ngay của tâm ngân hà, trái với M81 là những đặc tính xoắn ốc nổi bật khác. Những vành đai bụi khí này có thể là hệ quả kéo dài của cuộc chạm trán giữa M81 với 1 ngân hà lân cận hỏ hơn là M82. Và khi xem xét kĩ lưỡng những ngôi sao có thể xảy ra biến đổi trong M81 (hay NGC 3031) đã cho thấy khoảng cách rõ ràng, xác định nhất với bên ngoài ngân hà - 11,8 triệu năm ánh sáng.
10. Vật thể của Hoag
Một thiên hà không tiêu biểu lắm được biết đến như một thiên hà vòng. Sự xuất hiện của vật thể Hoag đã khiến các nhà thiên văn học rất hứng thú. Cấu trúc khác thường của nó dường như đã thôi miên những người nghiên cứu thiên văn chuyên nghiệp. Đây là một thiên hà hay hai? Câu hỏi này đã được đặt ra năm 1950 khi các nhà thiên văn học tình cờ nghiên cứu Hoag ở trên đối tượng vật chất khác thường này.
Nằm ở bên ngoài là một chiếc vòng bị chế ngự bởi dòng ánh sáng của những ngôi sao xanh, trong khi nằm gần trung tâm là một quả bóng (nhiều ngôi sao). Giữa hai thứ là một lỗ hổng xuất hiện gần như hoàn toàn tối. Làm sao vật thể Hoag có thể hình thành mà không ai biết đến, đó là câu hỏi mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra lời giải thích thỏa đáng.