Thứ 7, 2024-04-20, 4:48 AM| Chào mừng bạn đến với website. Chúc bạn vui vẻ
.:Trang chủ:. | .:Đăng ký:. | .:Đăng nhập:.
.:Thống kê diễn đàn:. .:Các bài đã post:. .:Danh sách thành viên:. .:Nội quy diễn đàn:. .:Tìm kiếm bài viết:.
‘’.:15 bài mới cập nhật:.‘’
  • Bài mới KHÁM PHÁ TOP 100 MẪU CỬA NHỰA ĐÀI LOAN CHÍNH HÃNG TẠI THỊNH (nhuly)
  • Bài mới TÌM HIỂU VỀ CỬA NHỰA GIÁ RẺ TẠI THỊNH VƯỢNG DOOR (nhuly)
  • Bài mới 100 MÂU CỬA NHỰA ĐÀI LOAN CÀNG NGẮM CÀNG MUỐN MUA (nhuly)
  • Bài mới DỊCH VỤ WEBSITE THIẾT KẾ WEBSITE CHUẨN SEO GIÁ RẺ (ankhanggg)
  • Bài mới CỬA NHỰA ABS HÀN QUỐC - SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO NGÔI NHÀ CỦ (nhuly)
  • Bài mới (nhuly)
  • Bài mới Cửa gỗ giá rẻ (nhuly)
  • Bài mới SỰ ĐẲNG CẤP CỦA CỬA NHỰA HÀN QUỐC TỪ THỊNH VƯỢNG DOOR (nhuly)
  • Bài mới BÁO GIÁ CỬA NHỰA - ĐA DẠNG MẪU MÃ, CHẤT LƯỢNG TỐT TẠI SAIGON (ankhanggg)
  • Bài mới CỬA NHỰA GIẢ GỖ CHẤT LƯỢNG CAO - THỊNH VƯỢNG DOOR (nhuly)
  • Bài mới Tìm Hiểu Về Các Ưu Điểm của Cửa Nhựa - Thịnh Vượng Door (nhuly)
  • Bài mới 54+ MẪU CỬA NHỰA ABS HÀN QUỐC SANG & HIỆN ĐẠI (nhuly)
  • Bài mới PHÂN PHỐI GIẢI PHÁP MÀN HÌNH GHÉP - VIDEO WALL ANGUSTOS (ankhanggg)
  • Bài mới CỬA NHÀ VỆ SINH - SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO KHÔNG GIAN TƯƠI M (nhuly)
  • Bài mới CỬA NHÀ VỆ SINH - SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO CHO KHÔNG GIAN TƯƠI M (nhuly)
    • Page 1 of 1
    • 1
    Diễn đàn học tập và vui chơi giải trí K53H » .:Vũ trụ của chúng ta:. » Vũ trụ huyền bí » Hố đen vũ trụ
    Hố đen vũ trụ
    Aconma_1990 Ngày: Thứ 7, 2009-05-30, 12:49 PM | Đường link của bài viết này # 1
    Trình độ: Vỡ lòng
    Chức vụ: Nông dân
    Số bài đã post: 12
    Cộng (trừ) điểm cho bài viết: 0
    Tình trạng: Offline
    TÌM HIỂU VỀ HỐ ĐEN VŨ TRỤ

    Hố đen, hay lỗ đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó (chân trời sự kiện), trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.

    Khái niệm lỗ "đen" trở thành thông dụng vì từ đó ánh sáng không lọt được ra ngoài, nhưng thực ra lí thuyết về hố đen không nói về một loại "hố" nào mà nghiên cứu về những vùng mà không có gì có thể lọt ra được. Hố đen không biểu hiện như những ngôi sao sáng bình thường, mà chúng chỉ được quan sát gián tiếp qua sự tương tác trường hấp dẫn của hố đen đối với không gian xung quanh.

    Hình minh họa một hố đen cùng với bạn đồng hành của nó chuyển động gần nhau đến mức khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn giới hạn Roche. Vật chất của ngôi sao gần đó bị hố đen nuốt tạo nên một vòng cung vật chất, một lượng vật chất năng lượng cao được phóng ra ở hai cực.

    Khái niệm một vật thể nặng đến độ ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi vật đó đã được một nhà khoa học người Anh John Michell đưa ra vào năm 1783 trên một bài báo khoa học đăng trên tạp chí của Viện hàn lâm Hoàng gia Anh Quốc. Lúc bấy giờ, lý thuyết cơ học cổ điển của Isaac Newton về hấp dẫn và khái niệm vận tốc thoát đã được biết. Michell đã tính rằng, một vật thể có bán kính gấp 500 lần Mặt Trời và có mật độ bằng mật độ Mặt Trời thì vận tốc thoát ở bề mặt của nó bằng vận tốc ánh sáng, và do đó không ai có thể nhìn thấy nó.

    Mặc dù ông nghĩ rằng điều đó rất khó xảy ra nhưng vẫn nghiên cứu khả năng rất nhiều các vật thể như thế không thể được quan sát trong vũ trụ.

    Năm 1796, một nhà toán học người Pháp Pierre-Simon Laplace cũng đưa ra ý tưởng tương tự trong lần xuất bản thứ nhất và thứ hai của cuốn sách của ông, nhưng trong các lần xuất bản sau thì không đưa vào nữa. Trong suốt thế kỷ thứ 19, ý tưởng đó không gây chú ý vì người ta cho rằng ánh sáng là sóng nên không có khối lượng, và do đó không bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn.

    Năm 1915, Einstein đưa ra một lý thuyết hấp dẫn gọi là lý thuyết tương đối rộng. Trước đó ông đã cho thấy ánh sáng bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn. Mấy tháng sau, Karl Schwarzschild đã đưa ra nghiệm cho trường hấp dẫn của một khối lượng điểm và tiên đoán về lý thuyết sự tồn tại của một vật thể mà ngày nay được gọi là hố đen. Ngày nay, bán kính Schwarzschild được coi là bán kính của một hố đen không quay, nhưng vào lúc bấy giờ người ta không hiểu rõ về nó. Bản thân Schwarzschild cũng từng nghĩ rằng nó không có ý nghĩa vật lý.

    Vào những năm 1920, Subrahmanyan Chandrasekhar đã cho tính toán rằng một vật thể không quay có khối lượng lớn hơn một giá trị nhất định mà ngày nay được biết là giới hạn Chandrasekhar, sẽ suy sập dưới lực hấp dẫn của chính nó và không có gì có thể cản trở quá trình đó diễn ra. Tuy nhiên, một nhà vật lý khác là Arthur Eddington chống lại giả thuyết đó và cho rằng chắc chắn sẽ có cái gì đó xảy ra để không cho vật chất suy sụp đến mật độ vô hạn.

    Năm 1939, Robert Oppenheimer và H. Snyder tiên đoán rằng các ngôi sao nặng sẽ phải chịu quá trình suy sập do hấp dẫn. Các hố đen có thể hình thành trong tự nhiên. Trong một thời gian, người ta gọi các vật thể như vậy là các "ngôi sao bị đóng băng" vì sự suy sập sẽ bị chậm đi một cách nhanh chóng và ngôi sao sẽ trở nên rất đỏ khi đạt đến gần giới hạn Schwarzschild. Tuy vậy, các vật thể nặng như thế không được quan tâm lắm cho đến cuối những năm 1960. Phần lớn các nhà vật lý, vào lúc đó, tin rằng hố đen là một nghiệm đối xứng cao đặc biệt do Schwarzschild tìm ra, và các vật thể bị suy sập trong tự nhiên sẽ không tạo nên các hố đen.

    Việc nghiên cứu về hố đen trở nên sôi nổi vào năm 1967 do sự tiến bộ của lý thuyết và thực nghiệm. Stephen Hawking và Roger Penrose đã chứng minh rằng các hố đen là các nghiệm tổng quát của lý thuyết hấp dẫn của Einstein, và sự suy sập để tạo nên hố đen, trong một số trường hợp, là không thể tránh được. Sự quan tâm đến lĩnh vực này còn được khởi phát từ việc tìm ra sao pulsar. Ngay sau đó, nhà vật lý John Wheeler đã sử dụng từ "hố đen" để chỉ các vật thể sau khi bị suy sập đến mật độ vô hạn mặc dù trước đó một thời gian, từ "ngôi sao đen" thỉnh thoảng được sử dụng.

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     


    Bản quyền nội dung thuộc về Aconma_1990 - Chủ nhật, 2009-05-31, 8:19 AM
     
    kolaai Ngày: Thứ 7, 2009-05-30, 8:35 PM | Đường link của bài viết này # 2
    Trình độ: Vỡ lòng
    Chức vụ: Nông dân
    Số bài đã post: 11
    Cộng (trừ) điểm cho bài viết: 0
    Tình trạng: Offline
    cái này la cái ji thế thấy có hay đâu surprised
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     


    1000 người yêu em trong đó có tôi, 100 người yêu em trong đó có tôi, 10 người yêu em trong đó có tôi, còn 2 người yêu em người kia ra đi còn tôi ngu gì... ở lại
     
    Diễn đàn học tập và vui chơi giải trí K53H » .:Vũ trụ của chúng ta:. » Vũ trụ huyền bí » Hố đen vũ trụ
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:


    Lớp K53H- Trường ĐH Công Nghệ- ĐHQGHN
    Faculty of Engineering Mechanics and Automation - College of technology- Vietnam National University Hanoi
    Bản quyền nội dung thuộc K53H. Phát triển bởi Hà Văn Sâm. E-mail: Samhv_53@vnu.edu.vn